Nên học ngành gì để xin việc?

Tại sao phải chọn ngành học?

Trong bối cảnh hội đất nước hội nhập, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ như hiện nay thì để kiếm được một công việc như ý là đầy thách thức.
Tại sao tôi lại nói như vậy?
Có những lý do sau đây:

  1. Khi hội nhập kinh tế thì các nền sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, nó diễn ra tất cả các mặt khác nhau, trong đó nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu người tìm việc cũng tăng cao.
  2. Khi công nghệ phát triển và máy móc đang dần thay thế sức lao động của con người, về lâu về dài thì một số ngành học hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nữa.
  3. Trình độ nhận thức về xã hội và tiêu dùng cũng tăng cao cho nên muốn gia nhập thị trường này thì người lao động cần phải nâng cấp mình ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ, học thêm kỹ năng mềm, kỹ năng cứng, và khả năng làm việc thích nghi cao ở mọi môi trường làm việc.
  4. Xu hướng chuyển dịch công việc sang mảng dịch vụ tư vấn và công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ hơn.


    Với những lý do trên thì rõ ràng việc chọn ngành học gì là vấn đề rất quan trọng đối với các bạn trẻ đang chuẩn bị định hướng nghề nghiệp tương lai.
Làm thế nào để chọn ngành học đúng?

Trước khi đi vào vấn đề này thì tôi kể một câu chuyện :

Có rất nhiều bạn trẻ hiện nay, đang phải đi học và chịu sự định hướng nghề nghiệp của cha mẹ, tôi không nói sự định hướng đó là đúng hay sai. Tuy nhiên, Tôi có một vài người bạn người quen khi hỏi rằng năm nay cho con của anh / chị thi vào trường nào? Thì mặc định là cứ giáo viên, hay là kinh doanh… Có nhiều bạn đi học và đi thi theo sự sắp đặt như vậy mà không hề thích một tí nào cả. Bởi vì, ngoài sự định hướng nghề nghiệp còn cần một yếu tốt cốt lõi để thành công là sự đam mê.

Trong quá trình đi làm từ năm 2011 đến nay tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, và làm tại trung tâm Tp Hồ Chí Minh. Tôi nhận ra rằng có nhiều người đồng nghiệp và kể cả bản thân tôi không thực sự đam mê và yêu thích công việc đang làm sau một thời gian gia nhập thị trường lao động.

Một số người thì bất mãn với công việc hiện tại, chỉ làm với thái độ cho qua ngày đoạn tháng để nhận lương và kết quả là chẳng có thăng tiến được.
Nhưng trong số đó có một vài người đã sớm tìm ra đam mê thực sự sau vài năm đi làm và họ đã chuyển hướng nhanh để hoà nhập với công việc mới.


Khi tôi còn đi làm ở tập đoàn lớn, một hôm có kế hoạch huấn luyện những vì một lý do đang mặc kẹt lại ở dự án nên tôi đến trễ và bị khiển trách và lúc đó tôi trình bày lý do.., và bài học đầu tiên tôi học được từ điều đó là phải chịu trách nhiệm về việc mình làm. Chính vì lúc đó công việc tôi thấy nhàm chán và lặp đi lặp lại.

Bạn đã trải qua cảm giác đi làm và không một chút động lực chưa?

Sẽ có lúc trong công việc nó xảy ra như thế đó, nhưng không có gì là hoàn hảo cả. Nếu bạn là người nhạy bén và có khả năng nắm bắt có hội thì không có gì làm khó bạn được đâu.
Cho nên hãy cẩn thận khi chọn ngành học để tránh sau này phải thốt lên câu ” nếu biết thế thì không nên học cái này, hay đi học cái kia ngon hơn…”

Có một câu nói của Phó Tổng Giám đốc lúc đó nói trong buổi họp mà tôi nhớ mãi và rất hữu ích khi sau này áp dụng vào cuộc sống và công việc: ” Mất sớm là mất ít, mất muộn là mất tất cả”.

Ý nói rằng: Khi bạn phát hiện ra mình đã lầm đường lạc lối kể cả trong cuộc sống hay công việc thì hãy nhanh chóng thoát khỏi nó. Chứ đừng để sự tầm thường chán nản làm việc vì miếng cơm manh áo với công việc mình không phù hợp mãi suốt cả cuộc đời. Bạn phải có niềm tin mãnh liệt rằng khi cánh cửa này đóng lại thì sẽ có cánh của khác mở ra. Biết đâu đằng sau đó là cả sự đam mê nhiệt huyết mang đến với bạn.

Đi vào vấn đề chính:
  1. Muốn chọn đúng ngành học yêu thích để sau này có công việc tốt và thăng tiến thì bạn phải xác định được năng lực của mình tại thời điểm chuẩn bị học xong lớp 11, 12.
  2. Mong muốn tương lai mình muốn trở thành ai?
    Nếu bạn muốn là kỹ sư thì học ngành về kỹ thuật.
    Nếu bạn muốn làm giáo viên thì phải học ngành sư phạm, vv…
  3. Bạn nhắm xem mình học ở xa hay gần nhà, trong nước hay nước ngoài để chuẩn bị tài chính cho phù hợp.
  4. Tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm trong việc định hướng nghề nghiệp.
  5. Vấn đề quan trọng nữa là xu hướng ngành trong tương lai các nhà tuyển dụng cần. Có một số ngành học đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động trong hiện tại, tuy nhiên trong 5, 10 năm tới nó sẽ như thế nào? Bạn cần cân nhắc điều này tránh trường hợp học đã đời no chán rồi mới phát hiện ra là không ai tuyển dụng vào làm việc. Điều này gây lãng phí thời gian và công sức của bạn và gia đình.
Xu hướng thị trường lao động trong những năm tới

Một vài ngành học được thị trường lao động ưa thích đó là Nội thất, kiến trúc, kỹ sư phần mềm, quản trị nhân lực, tài chính, logistic,… bạn có thể tham khảo thêm những ngành khác từ các nguồn khác nhau để có cái nhìn đa chiều hơn.


TÓM LẠI VIỆC NÊN CHỌN NGÀNH HỌC GÌ LÀ TUỲ VÀO ĐAM MÊ, NĂNG LỰC CỦA BẠN. QUAN TRỌNG LÀ MỤC ĐÍCH VIỆC HỌC ĐÓ ĐỂ SAU NÀY RA TRƯỜNG LÀM CÁI GÌ VÀ TRỞ THÀNH AI TRONG TƯƠNG LAI MỚI LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT.

” Với bàn tay khối óc của con người thì không gì là không thể, chúng ta có thể biến không thành có, biến khó thành dễ và biến điều không thể thành có thể “.

Chúc bạn có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất và khi đã chọn rồi phải kiên trì theo đuổi đến khi thành công!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ😃🎼 .