Tình huống
Hãy tưởng tượng một lúc nào đó, bạn đi vào khách sạn 5 sao và uống một chai rượu ngoại với giá 10 triệu đồng, trong khi bạn biết ngoài thị trường bán giá chỉ 2 tr đồng.
Câu hỏi đặt ra là bạn có sẵn sàng chi tiền gấp 5 lần để mua chai rượu đó uống hay không?
Câu hỏi thứ 2: Bạn nghĩ thế nào về mức giá này?
Sẽ có người trả lời rằng tôi không điên để bỏ ra số tiền 10 triệu mua chai rượu uống tại khách sạn 5 sao. Thay vào đó tôi chỉ cần bỏ 2 triệu mua chai rượu và 500k mua mồi nhậu tại nhà là quá đã rồi.
Để trả lời cho câu hỏi thứ 2: Mức giá này quá đắt so với giá trị nó mang lại.
Giá cả và Giá trị

Khi chai rượu uống tại khách sạn 5 sao có ngon hơn ở nhà gấp 5 lần như giá của nó hay không?
Tại sao nó lại đắt gấp 5 lần?
Bạn phải hiểu rằng bạn không chỉ trả tiền cho chai rượu mà bạn còn phải trả tiền cho rất nhiều thứ liên quan: Không khí nơi bạn ngồi, không gian, dịch vụ, kỹ năng của người phục vụ, và đặc biệt là những mối quan hệ tốt đẹp.
Tôi nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp, riêng điều này đáng giá 80% giá trị của chai rượu.
Về mặt tinh thần
Khi ở không gian trong khách sạn 5 sao. Đó là sự riêng tư, phong cách, độ tin cậy và cả cảnh quan xung quanh. Những người khách hàng và những cuộc trò chuyện tuyệt vời.
Khi nhìn thấu vào bên trong thì tự nhiên chai rượu hình như không liên quan. Đó mới chính là vấn đề.
Nếu bạn là dân ở tỉnh lên thành phố, bạn sẽ thấy rằng những mớ rau ở vườn nhà bạn trồng thừa thải, và bạn thấy rất bình thường, chẳng có giá trị gì cả. Nhưng khi vào siêu thị mua, thì chính những loại rau như vậy lại được săn đón và người ta gọi là Ogarnic. Thực phẩm hữu cơ thuần thiên nhiên, không có chất hoá học, nên giá cả rất cao. Và lúc này mớ rau đó trở nên có giá trị hơn.
Câu chuyện khác
Với người thổ dân sống trong rừng thì giá trị đối với họ là những công cụ săn bắt, như cần câu, khẩu súng để họ kiếm sống. Điều đó làm gia tăng giá trị cho cuộc cuộc sống của họ hơn là bạn cho họ một chiếc túi hàng hiệu, hay một bức tranh của hoạ sĩ vĩ đại.
Nếu bạn sản xuất ra mặt hàng mà giá trị sử dụng thấp hơn giá cả người mua bỏ ra thì bạn nên dừng lại. Nhưng khi giá trị sử dụng cao hơn số tiền bỏ ra để mua nó thì bạn nên tiếp tục.
Ví dụ
Để sản xuất ra một cuốn sách có giá 10k, khi bán ra 50k và quan trọng là người mua sẵn sàng trả 50k để mua cuốn sách đó. Chưa hết, họ nhận ra 50k bỏ ra có thể cao hơn nhiều số tiền sản xuất ra nó. Nhưng nhờ quyển sách đó mà họ có thêm ý tưởng để kiếm hàng ngàn đô la khác.
Đúc kết
Về giá cả và giá trị
“Một thứ gì đó có giá trị khi người nào đó sẵn sàng mua nó.”
Ngược lại, món hàng đó có giá trị cao hay thấp thế nào, mà chẳng có ai chi tiền để mua nó thì xem như không có giá trị.
Hay dân gian có câu: “Quẳng chẳng ai ngó, cho cũng chẳng thèm.”
Qua chia sẻ ở trên hi vọng bạn có thêm góc nhìn mới về giá cả và trị, nếu áp dụng được điều gì vào cuộc sống của mình thì càng tốt.
Thân chào,