Người xưa có câu: Mục tiêu là ngọn hải đăng soi đường dẫn lối trong đêm tối. Nếu không có nó thì bạn không biết đi đâu về đâu và mất phương hướng. Trước khi muốn làm việc gì đó chúng ta thường nhắc đến một mục tiêu rõ ràng và kế hoạch tốt.
Sau đây là các bước thiết lập mục tiêu hiệu quả
Bước 1: Xác định rõ ràng bạn mong muốn
Khi đó định hướng rõ ràng và chúng ta cần trang bị thêm những công cụ và hành trang để hoàn thành nó.
B2: Viết mục tiêu ra giấy
Đừng chỉ để mục tiêu trong đầu bạn, mà hãy ghi ra giấy. Tại sao lại ghi ra giấy, điều này được các nhà thần kinh học nghiên cứu và đã đưa ra kết luận mang tính thực tiễn. Khi tay bạn viết, các đầu ngón tay cử động nó sẽ truyền xung thần kinh đến não. Khi đó những điều bạn viết sẽ hình thành liên kết thần kinh mới. Kết quả bạn sẽ luôn mang theo nó bên mình và nó nhắc nhở bạn phải hoàn thành điều đó cho dù bất kể đièu gì xảy ra.
B3: Xác định thời hạn hoàn thành.
Cũng mục tiêu đó, nhưng 2 người có dateline khác nhau thì kết quả hoàn thành khác nhau. Khả năng anh ta trì hoãn cho đến ngày cận kề là rất cao. Cái này, gọi là nước đến chân mới nhảy. Điều này nghe quen quen, khi chúng ta còn đi học, hay lúc còn là sinh viên thì việc nộp các bài luận, thường để đến cận ngày mới làm. Kết quả là may mắn thì qua được, còn không thì chỉnh sửa mất thời gian. Kiểu người này sẽ luôn gặp những phản ứng dồn dập và cấp bách. Cho dù họ hoàn thành mục tiêu nhưng thường ít thành tựu to lớn.
Người thứ 2: Cho dù dateline vẫn còn nhưng họ luôn ý thức được việc hoàn thành sớm mục tiêu hơn dự kiến. Chúng ta thường có thói quen làm việc theo sự phân công, đốc thúc từ người khác mà quên đi việc tự chủ làm việc. Điều này không có lợi về lâu về dài.
Khi trong suy nghĩ và hành động ăn nhập vào nhau và kết hợp với hạn chót thì ngay lập tức não bộ phát ra tín hiệu bắt buộc ta phải làm nó ngay. Nếu không thì sẽ bị thế này thế kia. Và sự lo lắng sẽ đè nén lên con người cả thể chất lẫn tinh thần.
B4: Xây dựng bản kế hoạch
Bạn biết đấy nếu bạn muốn xây một căn nhà mà không có bản thiết kế và kế hoạch thi công thì làm sao người thợ biết làm thế nào. Tương tự như việc thiết kế bản kế hoạch là rất quan trọng. Bất kể bạn làm kinh doanh, hay làm tự do, v.v.
Các doanh doanh nhân muốn xây dựng doanh nghiệp triệu đô thì họ phải có bản kế hoạch triệu đô. Người làm thuê muốn có mức lương 20 triệu thì họ cũng cần có bản kế hoạch phù hợp. Hay bạn muốn làm chủ cuộc đời, tự do tài chính và nghỉ hưu sớm thì cũng cần phải có kế hoạch Kiếm tiền – tiết kiệm tiền – chi tiêu hợp lý và đầu tư đúng đắn.
“Nếu bạn không chuẩn bị kế hoạch cho cuộc đời mình, thì nhiều khả năng bạn sẽ rơi vào kế hoạch của người khác”
– Jim Rohn –
B5: Hành động
Cho dù bạn có bản kế hoạch tốt thế nào, cho dù bạn có bản thiết kế toà nhà hiện đại ra sao, hay bạn là nhân viên bán hàng. Nếu không có hành động thì chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Quan trọng là phải hành động để tạo ra kết quả.
“Rủi ro lớn nhất của cuộc đời là bạn không có rủi ro nào cả”
Đúng vậy, nếu chúng ta sợ hãi hay trì hoãn hành động thì chẳng mang lại lợi ích gì cả. Khi hành động ít ra nếu có thất bại thì bạn sẽ học được một bài học. Nếu bạn thành công thì sẽ có một món hời. Nỗi sợ hãi là do trí tưởng tượng mà thôi, thực ra nó không ghê gớm như bạn nghĩ đâu, hãy tiến lên.
B6: Tiến từng bước từng bước
Không ai có thể đoán trước được ngày mai sẽ thế nào. Chính vì lẽ đó mà sau khi hành động rồi chúng ta vừa làm vừa đánh giá lại xem mình có đang đi đúng đường hay không.
“Người xưa có câu: Sai một ly đi một dặm”
Nếu bạn để ý thấy các trạm không lưu của các hãng hàng không. Nơi mà các máy bay được định vị bởi toạ độ để định hướng bay. Nếu chỉ cần lệch vài độ so với đường bay từ điểm xuất phát. Thì sau một giờ bay, chuyến bay sẽ hạ cánh một nơi khác chứ không phải nơi bạn muốn đến. Và điều đó là ngoài ý muốn phải không nào?
B7: Xác định phương tiện chúng ta cần để đến được mục tiêu
Cũng là quảng đường từ Sài Gòn ra Hà Nội. Nếu bạn chọn phương tiện di chuyển là xe khách, tàu hoả hay máy bay. Thì chắc chắn thời gian và công sức đến đích cũng khác nhau phải không nào? Ở đây tôi đề cập đến vấn đề trong việc lập mục tiêu đó là những kỹ năng cần có của bạn. Khả năng hoàn thành mục tiêu một mình hay cần ai giúp đỡ, tư vấn.
Ví dụ:
Một người muốn điều hành doanh nghiệp thì anh ta không chỉ sử dụng kỹ năng chuyên môn được. Mà thêm nhiều thứ khác như : Quản trị, định giá, đàm phán và khả năng huy động vốn. Nếu bạn muốn làm kinh doanh hay bán hàng thì bạn cần thêm nhiều kỹ năng khác như marketting, kỹ năng tư vấn, kỹ năng quản lý thời gian,vv.
B8: Ăn mừng khi hoàn thành mục tiêu
Theo tôi thì sau khi hoàn thành mục tiêu rồi, dù nó lớn hay nhỏ thì việc ăn mừng cũng khích lệ những lần sau. Lưu ý: Đừng ngủ quên trên chiến thắng.
Chính vì vậy việc ăn mừng chiến thắng nhỏ sẽ thôi thúc cơ thể chúng ta phấn chấn hơn để làm những điều tiếp theo. Bản chất của sự thành công là cả quá trình tích luỹ hàng ngày, chứ nó không diễn ra sau một khoá học hay một sự kiện. Hãy tiến bộ hơn 1% mỗi ngày rồi bạn sẽ thấy kết quả kỳ diệu.
Trên đây là tổng hợp cách thiết lập mục tiêu hiệu quả.
Cảm ơn vì bạn đã đọc, nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ đến mọi người nhé.