Người không biết quan sát làm đâu hỏng đó, người biết quan sát làm gì được đó và người giỏi quan sát đến đâu thành công đó.
– Andy Đặng
Quan sát để bảo vệ mình
Hãy thử tưởng tượng khi bạn đến một nơi mới, đó có thể là trung tâm thương mại, hay quán ăn, hay khi đến toà nhà. Đặc biệt là các toà cao ốc có nhiều tầng và rộng lớn.
Rất có thể khi lần đầu đến những chỗ này ta thường bị khớp, vì không hiểu đường đi lối lại sao cho nhanh và tìm đúng nơi cần đến.
Một kinh nghiệm khi vào một toà nhà trung tâm thành phố hay đến nước ngoài. Nơi đó hoàn toàn mới lạ. Việc đầu tiên chúng ta hay làm gì khi đến đó. Trước hết người ta hay vào sảnh và hỏi lễ tân, sau đó bắt thang máy lên tầng cần đến. Có thể đó là khi bạn đến liên hệ công tác, đến phỏng vấn hay làm một điều gì đó tại toà nhà đó.
Theo kinh nghiệm làm trong ngành quản lý toà nhà của tôi thời gian trước đây thì sau khi vào được toà nhà. Việc quan trọng nhất là chúng ta cần tìm hiểu sơ đồ thoát hiểm ở bảng thông tin.
Nghe có vẻ lạ lùng đúng không nào, nhưng thử tưởng tượng khi có sự cố hoả hoạn thì bạn phải định hình được lối thoát hiểm trong đầu. Khi đó cơ hội thoát thân nhanh và có thể cứu lấy chính mình. Tỷ lệ xảy ra sự cố này rất ít, tuy nhiên không ai dám chắc là an toàn tuyệt đối.
Có nhiều vụ cháy thương tâm và nhiều người mắc kẹt và chết không phải vị cháy. Mà do ngại khí độc, khi xảy ra hoả hoạn trong toà nhà thì hệ thống điện tắt hết, chỉ có hệ thống quạt tạo áp cầu thang bộ, cầu thang thoát hiểm hoạt động. Đẩy khí độc ra ngoài.
Việc quan sát này cũng rất quan trọng khi người đi mua nhà căn hộ chung cư. Mối quan tâm của họ là có bao nhiêu thang máy, và của thoát hiểm có gần căn hộ của họ không. Chúng ta thường ít để ý đến lối thoát hiểm, đến khi xảy ra sự cố cũng không biết chỗ nào mà tìm. Nên kể từ nay, khi vào trung tâm thương mại lớn, hay các toà nhà chung cư bạn nên để ý điều này nhé.
Quan sát để kiếm tiền
Theo tôi, tiền ở khắp mọi nơi chúng ta đang đứng chứ không phải ở đâu khác.
Thời còn là sinh viên, khi nhận thấy tiềm năng về bán bình ắc quy tại gần cổng trường. Một anh bạn của tôi đã kiếm kha khá tiền nhờ nhìn thấy cơ hội kinh doanh.
Khi quy định sinh viên qua cổng trường phải xuống xe tắt máy và dẫn bộ vào nhà xe. Bạn tôi phát hiện ra nếu cứ mỗi lần vào / ra cổng trường như vậy tắt máy xe máy thì bình ắc quy hoạt động nhiều nên nhanh hỏng.
Vì các thiết bị này có tính chu kỳ lần xạc và đóng mở tiếp điểm điện cho xe máy.
Khi sinh viên vào nhập học, có thể học cả ngày hoặc một buổi tuỳ ngành học. Sau thời gian, xe máy cần thay ắc quy rất nhiều. Và cửa hàng của anh bạn tôi có doanh thu khá tốt.
Quan sát để tham dự hội thảo lớn
Sau nhiều năm đi tham dự các chương trình tổ chức tại các trung tâm lớn. Tôi có một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn cách quan sát để có những ứng xử phù hợp nơi đông người.
Trước khi vào các chương trình hội thảo lớn, thường có các nhân viên hướng dẫn checkin. Sau khi vào hội trường chỗ ngồi từ hàng thứ 3 trở đi làm dành cho khách bình thường. Còn chỗ hàng ghế đầu là dành cho khách VIP, hay những học viên VIP.
Chính vì lẽ đó mà bạn nên xem loại vé của mình để ngồi cho đúng vị trí, tránh bị nhắc nhở khi đông người.
Nếu bạn đang tham dự hội thảo với tâm thế là có thể ra về bất cứ lúc nào, hay bạn muốn đi ra ngoài vệ sinh cá nhân tự do. Thì lựa chọn tốt nhất là ngồi mấy chỗ có vị trí gần cửa ra vào, hoặc ngồi dãy ghế ngoài bìa. Điều này rất tiện cho bạn khi muốn di chuyển ra mà không sợ làm phiền người khác.
Một kỹ năng quan sát tốt khi đi tham dự khoá học và hội thảo chuyên đề sẽ giúp bạn có sự lựa chọn chỗ ngồi hợp lý. Tiếp thu kiến thức hoặc giao lưu với diễn giả một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là 3 bài học về quan sát mà tôi học được từ trải nghiệm của bản thân. Chúc bạn có thêm nhiều kỹ năng để quan sát và thực hành nó.