Hồi xưa khi còn đi học cấp 2, lúc đó tôi đã được học về các phép tính cộng ➕ trừ ➖ nhân✖ chia ➗
Thời gian trôi qua thật nhanh với những bộn bề lo toan cuộc sống, sau những năm tháng dài, tôi có một góc nhìn mới về việc áp dụng các phép tính này.
Sau đây là những điều tôi học được và chia sẻ đến bạn: Khi làm bài toán chúng ta thường bắt đầu với phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau. Khi đó tôi cũng học và làm theo chứ thực ra cũng không tìm hiểu rõ tại sao lại như vậy.
Khi tôi trải qua thời gian đi làm hơn 10 năm trong sự nghiệp của mình. Cũng có những thành công nho nhỏ và cũng có những thất bại.
“Jim Rohn được mệnh danh là thầy của những người thầy khuyên rằng: Chúng ta hãy tập trung vào Phát triển về cuộc đời và con người.”
Phép tính nhân ✖️
Phép nhân ở đây có nghĩa là chúng ta cần nhân bản, nhân văn và nhân đạo. Tập trung phát triển về con người. Đây là nền tảng cho mọi thành công của cá nhân, tổ chức hay là một quốc gia.
Phép tính chia ➗
Chia sẻ những điều mình có với mọi người, có thể là chia sẻ kiến thức, kỹ năng bạn có để giúp đỡ người khác. Bạn có thể chia sẻ những thành quả với đội nhóm kinh doanh. Chia sẻ cổ phần ESOP thưởng với nhân viên, việc chia sẻ của của doanh nghiệp dành cho những nhân viên có đóng góp cho tổ chức. Chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp, v.v
Phép tính cộng ➕
Tôi chưa từng thấy một doanh nghiệp nào thành công với chỉ 1 ông chủ. Kể cả trong cuộc sống đời thường trong gia đình không có ai tự làm hết mọi việc.
Chính vì thế lúc này bạn nên áp dụng phép tính cộng. Ở đây chính là sự hợp tác với cộng sự. Hợp tác với đối tác kinh doanh, hợp tác với bạn bè để có thể đưa công việc kinh doanh của bạn lên một bước phát triển tốt hơn.
Hợp tác ở đây là tìm những người cùng chí hướng và phù hợp với tổ chức hay project bạn đang muốn focus vào.
Với sự hợp tác, 1+1 không phải bằng 2 nữa. Sự hợp tác chất lượng có thể mang lại giá trị lớn hơn bạn tưởng, khi này 1+1 có thể bằng 5. Đấy chính là sức mạnh tổng hợp.
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
-Tục ngữ Việt Nam
Phép tính trừ ➖
Chẳng ai muốn tài sản, sức khoẻ hay những thứ mình nắm giữ lại hao hụt đi. Tuy nhiên, nếu chúng ta càng nắm chặt thì nó càng rớt ra.
Thử tưởng tượng khi bạn nắm trên tay một nắm cát, nếu bạn nắm chặt thì thì cát rơi ra ngoài hết. Cò khi nắm lỏng tay thì số lượng cát bạn còn lại sữ nhiều hơn.
Điều này cũng thể hiện rõ qua hình ảnh một câu nói rất hay của cha ông ta. Mền nắn, rắn buông”
Để thay đổi và cải tiến một điều gì đó mới, chúng ta phải thay đổi cách tư duy về nó. Thay đổi về phương pháp làm mới thì may ra mới có thể tạo ra kết quả mới.
“Chúng ta không thể tạo ra cái mới với cách làm cũ”
-Khuyết danh
Sự buông bỏ này là rất cần thiết đối với một chủ nghĩ sống tối giản (minimalsim ) trào lưu này được nhiều người trên thế giới ủng hộ. Nó có nghĩa là đơn giản hoá ngôi nhà và cách ăn mặc để tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tôi tình cờ đọc ở đâu đó về quan điểm của các bạn trẻ rằng: Sống trải nghiệm, mang theo ít. Hy vọng với những ý tưởng chia sẻ ở trên về phép tính ➕➖✖️➗sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn mới khi ứng dụng toán học vào cuộc sống đời thường. Mục tiêu cuối cùng để có cuộc sống tốt đẹp hơn!
Hy vọng nó cũng hữu ích với bạn. Khi thấy có ý nghĩa bạn hãy chia sẻ đến bạn bè của mình nhé!
Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn sớm🤩🤩🤩
by Andy Đặng.